Nhảy đến nội dung

Creative

Văn hoá pop-up tại Toong: không cố tạo “wow”, chỉ để bạn “wake”

Pop-up như một phần DNA  

Không mải mê chạy đua với các sự kiện networking hoành tráng, Toong đam mê kiến tạo những khoảnh khắc bất ngờ mà không báo trước. Đó có thể là tiếng saxophone vọng từ góc hành lang vào buổi xế chiều, hay người nghệ nhân biểu diễn tuồng trong nắng mai vàng óng ánh.

Không phải là một sự kiện đòi hỏi sự tham gia, không phải một buổi biểu diễn được thông báo trước. Chỉ đơn giản là một món quà cho những giác quan đã quen với nhịp đều.

Pop-up 1

Thử tưởng tượng vào một buổi chiều thứ Hai oi ả, bạn chìm trong deadline và những cuộc họp liên tục. Đầu óc căng thẳng, vai nặng gánh trách nhiệm. Và rồi, gánh tào phớ ngọt lành mát lịm bỗng xuất hiện ở hành lang. 

"Lần đầu tiên tôi trải nghiệm điều này, tôi đã.. đứng hình mất một lúc (cười). Đó là lúc tôi nhận ra mình không chỉ cần không gian để làm, mà còn cần một không gian để cảm." Đoan Nguyễn, một Toonger chia sẻ.

Pop-up 2

Văn hóa không có đường biên

Mỗi pop-up tại Toong như mở ra một khung cửa sổ nhỏ xinh, dẫn lối tới một miền văn hóa đặc sắc. Có lúc là hương hoa bưởi thanh tao gợi nhớ thời điểm giao mùa của Hà Nội, lúc lại là hương vị bánh ít lá gai đậm đà của miền đất Chăm nắng gió. Từ tà áo ngũ thân uyển chuyển, những điệu hát truyền thống thân thuộc, đến những chú tò he rực rỡ sắc màu... Những chi tiết văn hóa ấy không bao giờ lặp lại, không rập khuôn, biến không gian làm việc thành nơi sinh động, gần gũi và đậm bản sắc.

Những yếu tố văn hóa tưởng chừng quen thuộc bỗng trở thành trải nghiệm độc đáo, giúp khách hàng không chỉ đơn thuần sử dụng không gian làm việc mà còn được thưởng thức, hấp thụ tinh hoa văn hóa sống động.

Pop-up 3

Sức mạnh của những kỷ niệm không lập trình sẵn

Trong thời đại số hóa, chúng ta dần quen với việc mọi trải nghiệm đều được lập trình sẵn: thông báo nhắc nhở, lịch trình chi tiết, checklist không sót đầu mục nào. Nhưng điều kỳ diệu là, những kỷ niệm sâu sắc nhất thường đến từ những khoảnh khắc không được lên kế hoạch.

Một nghiên cứu trên tạp chí Psychological Science đã chứng minh rằng những kích thích cảm giác bất ngờ nhưng dễ chịu có thể tăng cường năng suất sáng tạo. Toong đã khéo léo áp dụng nguyên lý này vào trải nghiệm khách hàng, biến mỗi pop-up thành liệu pháp cân bằng tinh thần giữa áp lực công việc.

Pop-up 4

Đổi mới định nghĩa về "sự kiện"

Không phải sự kiện nào cũng cần một cái tên, một sân khấu hoành tráng hay những tràng vỗ tay. Pop-up không xuất hiện để thu hút sự chú ý - chỉ hiện diện đúng thời điểm, vừa đủ để lay động tâm hồn. Bởi đôi khi, điều mà chúng ta thực sự cần chỉ là một khoảnh khắc nhỏ nhắc nhở rằng: ta vẫn đang sống, vẫn đang cảm nhận, và vẫn chưa đánh mất sự rung động trước những điều đời thường dung dị.

Pop-up 5

Những trải nghiệm pop-up cho tôi thấy rằng nơi này hiểu rằng người làm việc cần nhiều hơn là wifi tốc độ cao và ghế ngồi thoải mái." Minh Tuyết, một doanh nhân khởi nghiệp chia sẻ.

 

Người thực hiện: Bùi Bích Trà My, Nguyễn Thạch Thảo 

Có thể bạn quan tâm