26/04/2024 - 10/05/2024
1Bis Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
The Showcase An Nam Chạm Họa
Ngày 26/04 tới đây, workshop An Nam Chạm Họa - trưng bày các tác phẩm da thủ công của Trần Workshop sẽ chính thức diễn ra tại Toong Phạm Ngọc Thạch. Cùng với đó là sự xuất hiện của Founder Trần Workshop - Trần Thùy, sẽ có những chia sẻ về những giá trị trực quan trong lĩnh vực nghệ thuật da thủ công, cũng như về giá trị hoa văn Việt Nam trong các sản phẩm mà Chị tạo dựng, tạo nên tiếng vang lớn trong ngành suốt hơn 10 năm qua.
Xuất phát là sinh viên ngành Mỹ Thuật Công Nghiệp, Trần Thuỳ gắn bó với ngành mỹ thuật tạo hình như một nguồn sống, sinh khởi cho các cảm hứng sáng tác trên chất liệu da. Đó không chỉ dừng ở những sáng tạo thực tiễn đáp ứng nhu cầu ‘chơi đồ đẹp’ của giới sành xe, đam mê tạo hình. Mà nghệ thuật, bằng một cách tỉ mỉ nhưng gần gũi, thúc đẩy sự sáng tạo và bộc phá từ truyền thống đến hiện đại.
Một cuộc trò chuyện được tổ chức tại Toong Phạm Ngọc Thạch, với những ý tưởng nghệ thuật và cả niềm tự hào dân tộc được biểu lộ thông qua chất liệu da thuộc, và còn là niềm sự đam mê được sống với nghề, được sáng tạo của người làm kinh doanh, chính là những giá trị mà Trần Thùy muốn gửi gắm vào 15 giờ ngày 26/4 tới đây.
Ngoài ra, những sản phẩm được tạo sáng tạo dựa trên các họa tiết hoa văn Việt trên chất liệu da thủ công sẽ được trưng bày xuyên suốt từ ngày 26/04 - 10/05 tại Toong Phạm Ngọc Thạch, sẽ là cơ hội để bạn khám phá những giá trị mới trong lĩnh vực ngành nghề da thủ công hiện nay.
Về Trần Thùy - Founder Đồ Da Cho Xe Trần Workshop
Là founder của Đồ Da Cho Xe Trần Workshop. Trần Thùy với gần 14 năm xây dựng và phát triển, đã tạo dựng được những bước tiến lớn trên hành trình đưa ngành nghề da thủ công và mỹ thuật ứng dụng đến với nhiều người hơn.
Từ góc nhìn của người học Mỹ Thuật Công Nghiệp, Chị đã nhận ra tiềm năng ứng dụng to lớn của chất liệu da và nghệ thuật ứng dụng trong lĩnh vực khai thác thương mại, đặc biệt là những phụ kiện dành cho xe mô tô, trở thành ngách riêng trong việc tiếp cận và tạo ra nhu cầu cho khách hàng của mình.
Các sản phẩm không chỉ mang đến tính ứng dụng, mà còn thể hiện được cái chất riêng của người sở hữu, thông qua các họa tiết, truyền bản sắc dân tộc mà Trần Thùy đã gửi gắm vào những mẫu thiết kế của mình.
‘Tôi mong sẽ tiếp thêm cảm hứng cho các bạn trẻ trong ngành Mỹ Thuật Công Nghiệp có thể sống với nghề, sống cùng đam mê mà không quên đi niềm tự hào dân tộc. Văn hóa Việt rất tuyệt, được thiết kế nên những sản phẩm ứng dụng, vừa truyền tải được tính văn hóa; khi đó, ý nghĩa tốt đẹp của việc thiết kế mỹ thuật ứng dụng sẽ được lan tỏa trong cộng đồng và ngày càng trở nên phong phú hơn.